Thí điểm trải nghiệm Scan 3D tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Thi Diem Trai Nghiem Scan 3d Tai Bao Tang Dieu Khac Cham Da Nang Fantasticity Com
1.140

THÍ ĐIỂM TRẢI NGHIỆM SCAN 3D

KHÁM PHÁ GIÁ TRỊ CÒN LẠI VĨNH CỬU TRƯỚC THỜI GIAN TẠI BẢO TÀNG ĐIÊU KHẮC CHĂM ĐÀ NẴNG

Ngày 22/09/2020, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng đưa vào thí điểm trải nghiệm Scan 3D tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Thi Diem Trai Nghiem Scan 3d Tai Bao Tang Dieu Khac Cham Da Nang Fantasticity Com

Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng – nơi duy nhất trên thế giới còn lưu giữ về nền văn minh Champa của thành phố Đà Nẵng.

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi bảo quản và trưng bày các bộ sưu tập quý hiếm bậc nhất về nghệ thuật điêu khắc Chăm. Những tác phẩm điêu khắc trưng bày ở nơi đây phản ánh rõ nét đời sống văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của người Chăm xưa.

Hiện nay những địa danh lưu giữ các dấu tích của nền văn minh cổ xưa không còn nhiều và Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là một nơi du lịch quý hiếm như vậy trên thế giới.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sự, sự tiếp biến của thời gian, những giá trị về văn hóa, khảo cổ mà Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang trưng bày, lưu giữ vẫn còn nguyên vẹn và trở thành điểm đến hấp dẫn, là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng.

Công nghệ 3D Scanning – giải pháp hữu hiệu quảng bá du lịch

Làm thế nào để khám phá một điểm đến mà không cần dịch chuyển trong tình hình dịch bệnh hiện nay? Công nghệ 3D Scanning là một trong những giải pháp hữu hiệu mang đến những trải nghiệm chân thật nhất trong thời điểm công nghệ 4.0 đang được thịnh hành.

Công nghệ Scan 3D là công nghệ quét các vị trí trong không gian thực của dự án bằng các tia hồng ngoại. Tất cả mọi thứ về không gian, màu sắc, hình ảnh đều được tái hiện chính xác 100% khi đưa lên môi trường thực tế ảo…

Khám phá giá trị còn lại vĩnh cửu trước thời gian với công nghệ 3D Scanning tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm

Dù ở bất kì nơi đâu bạn cũng có thể dễ dàng trải nghiệm không gian 3D tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Tham quan không gian đa chiều bằng cảm nhận thực tế, hình ảnh 360 độ sắc nét đem đến cho người xem sự hài lòng về thị giác cũng như thúc đẩy mong muốn khám phá, sử dụng dịch vụ ngoài đời thực.

Chỉ với 1 cú nhấp chuột sẽ đưa bạn vào 1 không gian thực tế sống động để khám phá Bảo tàng Điêu khắc Chăm:

  • Với 3 chế độ xem, góc nhìn 3D đa chiều xoay 360 độ tại 04 phòng trưng bày bao gồm: Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương và Tháp Mẫm sẽ hiện ra ngay trước mắt. Cùng các bước di chuyển ngắn, liên tục và chi tiết, cho phép người dùng có thể chủ động tương tác trực tiếp với không gian không giới hạn và di chuyển trong không gian đến bất cứ điểm nào cho cảm nhận như đang thực sự đứng ở đó.
Đài thờ Mỹ Sơn E1
  • Với hướng dẫn dễ hiểu, đơn giản, người trải nghiệm có thể tìm hiểu thông tin thông qua nội dung giới thiệu và audio guide của 14 hiện vật tiêu biểu. Các hiện vật này với các chủ đề về những vị thần Ấn Độ giáo và Phật giáo, biểu tượng phồn thực, các linh vật và các loại hình trang trí kiến trúc… phản ánh đời sống văn hóa, tôn giáo và thẩm mỹ đa dạng, đặc sắc của cư dân Champa xưa.
  • Thông tin hiển thị đa dạng với 2 ngôn ngữ Việt – Anh (để dễ dàng tiếp cận với những du khách quốc tế thích khám phá những giá trị văn hóa).

Để hiểu rõ hơn về ứng dụng 3D Scanning – Bảo tàng điêu khắc Chăm, vui lòng trải nghiệm ngay tại địa chỉ: http://scan3d.danangfantasticity.com

Trải nghiệm Scan 3D tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bước thí điểm để triển khai hệ thống du lịch ảo cho các điểm đến tại Đà Nẵng trên công nghệ thực tế VR360 và scan3D.

***

Từ năm 2015, thương hiệu du lịch Đà Nẵng: Danang FantastiCity! đã phát triển và mở rộng với đầy đủ trên các kênh truyền thông trực tuyến như: website danangfantasticity.com (05 ngôn ngữ), Chatbot Danang FantastiCity (m.me/visitdanang), Ứng dụng trên thiết bị di động Danang FantastiCity (trên 02 hệ điều hành Android và IOS), Hệ thống Email Marketing, Hệ thống E-magazines cùng các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram, TikTok (đều được các trang mạng này xác nhận dấu tích xanh)…

TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐÀ NẴNG

You might also like

Comments are closed.

​​​