CHIM THẦN GARUDA
Tháp Mẫm – Bình Định | Thế kỷ XII | Sa thạch | [BTC 239]
Theo thần thoại Ấn Độ, Garuda là vật cưỡi của thần Visnu, đồng thời là biểu tượng của mặt trời, không khí và lửa. Naga tượng trưng cho đất và nước. Theo thần thoại, hai con vật linh này là kẻ thù của nhau, tượng trưng cho sự đối lập giữa các yếu tố tự nhiên trong vũ trụ.
Tác phẩm cùng với các tượng sư tử góc là những vật trang trí kiến trúc ở các đền tháp Champa. Chim thần được thể hiện ngồi xổm; thân mình, đầu và hai tay vươn lên trong tư thế nâng đỡ.
Đồ trang trí mang yếu tố bản địa của điêu khắc Champa nhưng cách thể hiện mỏ chim, hai tay và dáng ngồi tương đồng với nhiều tác phẩm của nghệ thuật Khmer thế kỉ XII – XIII.
Nghệ thuật Champa giai đoạn này tiếp nhận một số ảnh hưởng từ nghệ thuật Khmer khi một phần lãnh thổ của Champa ở khu vực Vijaya là thuộc quốc của vương quốc Khmer dưới triều vua Jayavarman VII (trị vì giai đoạn khoảng 1181-1218).
Các nguồn tài liệu tham khảo:
1. Trang tin điện tử của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng chammuseum.vn.
2. Các pa-nô thông tin và chú thích hiện vật tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
3. Sách Vibrancy in Stone – Masterpieces of the Da Nang Museum of Cham Sculpture.
4. Tập thông tin giới thiệu 20 hiện vật tiêu biểu tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
5. Bài thuyết minh các điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
6. Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng: https://danang.gov.vn/web/bao-tang-cham/
TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐÀ NẴNG