Routes Asia 2022: Nội dung buổi tọa đàm sáng 07/06

Routes Asia 2022 Noi Dung Buoi Toa Dam Sang 07 06
137

Sáng ngày 7/6/2022, trong khuôn khổ Diễn đàn phát triển đường bay châu Á 2022 đã diễn ra buổi tọa đàm về Phát triển mạng lưới bay. Diễn giả của buổi Tọa đàm là các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, các nhà hoạch định mạng lưới cấp cao.

Routes Asia 2022 Noi Dung Buoi Toa Dam Sang 07 06

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, Ông Tony Griffin – Phó chủ tịch cấp cao của Airport Strategy and Marketing đã chỉ ra một số khó khăn đối với sự phát triển của thị trường hàng không hiện nay như việc các nước áp dụng chính sách hạn chế phương tiện vì dịch bệnh, cuộc khủng hoảng của Nga và Ukraine đã làm ảnh hưởng đến việc di chuyển giữa Châu Á, Châu Âu nói chung và các hãng hàng không ở các khu vực Châu Á nói riêng, hay việc giá nhiên liệu tăng cao trong 02 tháng gần đây cũng gây nên những ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, ông cũng nhận định rằng những hạn chế đi lại sẽ sớm được bãi bỏ và nền kinh tế sẽ sớm phục hồi. Cùng với đó là tương lai tươi sáng đối với ngành hàng không tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương với dự đoán sẽ là khu vực phát triển nhanh nhất.

Cũng tại buổi tọa đàm, Ông Hans Mitterlechner – Giám đốc ASM Australasia chia sẻ nhận định về thực trạng cũng như khả năng phục hồi và tăng tốc của ngành hàng không trong thời gian đến. Theo ông Hans Mitterlechner, ngành hàng không đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trước năm 2019. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch bệnh trong 2 năm qua đã làm cho sự tăng trưởng bị tụt lại, nhiều hãng hàng không bị phá sản hoặc thu hẹp quy mô. Đứng trước những khó khăn của đại dịch, các hãng hàng không đã cơ cấu lại nhân sự, tận dụng lợi thế của thương mại điện tử, số hóa ngành hàng không, cân đối lại chi phí nhằm tăng hiệu suất hoạt động, tạo điều kiện cho các hãng hàng không có thời gian để phục hồi. Đồng thời, việc chuyển đổi từ vận chuyển hành khách sang vận chuyển hàng hóa, thiết bị y tế và thuốc đã góp phần giúp cho một số hãng hàng không có thể vượt qua thời điểm khó khăn của đại dịch.
Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng ông cũng nhận định rằng trong thời điểm hiện nay, ngành hàng không đang dần phục hồi, khi mà nhu cầu di chuyển, thăm thân, thăm bạn bè, nghỉ dưỡng đang thúc đẩy cho ngành hàng không phát triển trở lại. Để thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, ông Hans Mitterlechner cũng đưa ra kiến nghị đối với các hãng hàng không toàn cầu cần có sự hợp tác để cùng nhau điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Cùng với đó, chính phủ cần có sự hỗ trợ để ngành hàng không có thể phát triển trở lại.

Trong 2 năm qua, rất nhiều hãng hàng không đã được hỗ trợ về hoạt động thương mại để phục hồi sau đại dịch. Tại các sân bay khu vực Châu Âu đã có nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi. Trong 5 năm tiếp theo, những chính sách này sẽ được tiếp tục thực hiện. Các gói hỗ trợ cho ngành hàng không như: Hỗ trợ về chính sách marketing, vốn, định hướng hoặc bảo trì, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thiết kế,.. nhằm đáp ứng khả năng phục vụ thị trường trong tương lai.

Trong phiên tọa đàm sáng ngày 7/6/2022, vấn đề biến đổi khí hậu và câu hỏi làm thế nào để khai thác các chuyến bay ít gây ảnh hưởng đến môi trường cũng được các diễn giả đưa ra bàn luận. Theo các chuyên gia, ngành hàng không gây nên lượng khí thải không nhỏ, chiếm 2% tổng lượng khí thải CO2 trên toàn cầu. Việc hạn chế di chuyển do dịch covid 19 đã góp phần giảm lượng khí thải ra môi trường. Theo một nghiên cứu khảo sát đối với các hành khách tham gia các chuyến bay, 80% người tham gia khảo sát cho biết họ sẵn sàng đóng góp vào quá trình giảm khí thải môi trường. Một số giải pháp cũng được các chuyên gia đưa ra để nhằm giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường, cụ thể như việc sử dụng nhiên liệu bền vững hơn nhằm giúp giảm 80% khí thải; Các tàu bay được thiết kế để sử dụng nhiên liệu một cách hiệu quả; Sử dụng các loại năng lượng bền vững như năng lượng điện để giúp giảm chi phí, giảm giá vé; Các giải pháp để hấp thụ khí CO2 …

BAN TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG BAY CHÂU Á

 

You might also like

Comments are closed.

Lễ hội du lịch Golf Đà Nẵng 2023
close-link
​​​