E-MagazineTrải nghiệm VR360Ấn phẩm
Tiếng Việt
  • Main Logo
  • Về Đà Nẵng
    • Icon
      Thời tiết Đà Nẵng
    • Icon
      Tổng Quan Đà Nẵng
    • Icon
      Lịch sử Đà Nẵng
    • Icon
      Logo và slogan du lịch Đà Nẵng
  • Xem và làm gì
    • Icon
      Điểm du lịch
    • Icon
      Văn hóa
    • Icon
      Lịch sử
    • Icon
      Nghệ thuật
    • Icon
      Kiến trúc
    • Icon
      Giải trí & Thư giãn
    • Icon
      Du lịch Sinh thái & Cộng đồng
    • Icon
      3 địa phương 1 điểm đến
  • Lễ hội & sự kiện
  • Ăn uống
    • Icon
      Ẩm thực địa phương
    • Icon
      Ẩm thực Quốc tế
    • Icon
      Địa điểm ăn uống
    • Icon
      Giải trí đêm
    • Icon
      MICHELIN Guide
  • Mua sắm
  • Khám phá
  • Nơi ở
  • Ưu đãi
  • Tin tức
  • Thông tin cần thiết
VN
  • Trang chủ
  • Về Đà Nẵng
  • Xem và làm gì
  • Lễ hội & sự kiện
  • Ăn uống
  • Mua sắm
  • Khám phá
  • Nơi ở
  • Ưu đãi
  • Tin tức
  • Thông tin cần thiết
    • Danangfantasticity.com
    • Về Đà Nẵng
    • Xem và làm gì
    • Lễ hội & sự kiện
    • Ăn uống
    • Mua sắm
    • Khám phá
    • Nơi ở
    • Ưu đãi
    • Tin tức
    • Thông tin cần thiết
    • Các website liên quan
    • Tận hưởng Đà Nẵng
    • Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng

    • Đường dây nóng cho du khách
    • Trung tâm Hỗ trợ Du khách Đà Nẵng

    • HOTLINE: (+84)236 3 550 111 | (+84)236 3 1022

    • Về chúng tôi
    • Bản quyền thuộc về UBND TP. Đà Nẵng Sở Du lịch Đà Nẵng Quản lý bởi Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Đà Nẵng

    • Tel: (84.236) 3.898.196

      Fax: (84.236) 3.812.029

    • Liên hệ với chúng tôi: media@danangfantasticity.com

    • Giấy phép: 705/GP-STTTT ngày 18/07/2024 của Sở Thông tin Truyền thông TP.Đà Nẵng

    • Kết nối với chúng tôi
Liên kết nhanh
  • Thông tin du lịch cần thiết
  • Lịch trình tham quan
  • Con đường đi bộ
  • Thông tin du lịch cần thiết
  • Kết nối với chúng tôi
Bản quyền © 2024 UBND TP. Đà Nẵng Sở Du lịch Đà Nẵng Quản lý bởi Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Đà Nẵng.| Điều khoản Sử dụng | Cam kết bảo mật | Báo cáo lỗ hổng bảo mật
Bản đồ trang | Liên hệ với chúng tôi
DaNangFantasic.com
  • Về Đà Nẵng
  • Xem và làm gì
  • Lễ hội & sự kiện
  • Ăn uống
  • Mua sắm
  • Khám phá
  • Nơi ở
  • Ưu đãi
  • Tin tức
  • Thông tin cần thiết
Các website liên quan
  • Tận hưởng Đà Nẵng
  • Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng
Bản quyền © 2024 UBND TP. Đà Nẵng Sở Du lịch Đà Nẵng Quản lý bởi Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Đà Nẵng.
Giấy phép: 705/GP-STTTT ngày 18/07/2024 của Sở Thông tin Truyền thông TP.Đà Nẵng
  1. Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng
  2. >
  3. Đài thờ Trà Kiệu

Đài thờ Trà Kiệu

01/07/2020
Chia sẻ
Thêm vào mục yêu thích
In

ĐÀI THỜ TRÀ KIỆU

Trà Kiệu, Quảng Nam | Thế kỷ VII – VIII (?) | Sa thạch | [BTC 95]

Dai Tho Tra Kieu Bao Tang Dieu Khac Cham Danang Fantasticity Com

Đối với cư dân Champa, đài thờ là nơi nối liền thần linh và đền tháp, nối trời và đất. Đài thờ được đặt ở trung tâm ngôi tháp chính, bên trên đài thờ thường đặt bộ ngẫu tượng Linga – Yoni hoặc tượng thờ liên quan đến vị thần được dâng cúng ngôi tháp. Mỗi đài thờ thể hiện một phong cách, ý nghĩa khác nhau.

Theo thần thoại Ấn giáo, thần Shiva xuất hiện đầu tiên dưới dạng một cột lửa hình dương vật. Sau này người ta đã biểu tượng hóa Linga và Yoni để thờ thần Shiva, coi Linga là biểu hiện của đặc tính dương, Yoni là biểu hiện của âm tính của thần (Sakti), nghĩa là Shiva được xem là thần lưỡng thể. Dạng Linga kết hợp với Yoni được xem là biểu hiện cho sự sáng tạo của thần Shiva.

Các tượng thờ Linga ở Champa có nhiều loại hình và kiểu dáng khác nhau. Ở một số tác phẩm Linga có ba phần tượng trưng cho ba vị thần tối cao của Ấn độ giáo được gọi là Tam vị nhất thể: phần trên là khối hình trụ tròn tượng trưng cho thần Shiva – Thần Hủy diệt, phần giữa là khối bát giác tượng trưng cho thần Vishnu – Thần Bảo tồn, phần cuối cùng là khối vuông tượng trưng cho thần Brahma – Thần Sáng tạo. Một số Linga có chạm khắc hình khuôn mặt thần Shiva bên trên phần hình trụ tròn, những Linga ở dạng này được gọi là Mukhalinga. Một số Linga khác được chạm khắc hình ngọn lửa hay búi tóc bên trên phần hình trụ tròn được gọi là Jatalinga. Đây là loại hình Linga khá phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc Champa.

Dai Tho Tra Kieu Bao Tang Dieu Khac Cham Danang Fantasticity Com 02

Dai Tho Tra Kieu Bao Tang Dieu Khac Cham Danang Fantasticity Com 03
Dai Tho Tra Kieu Bao Tang Dieu Khac Cham Danang Fantasticity Com 04

Đài thờ Trà Kiệu hiện nay gồm có các bộ phận sau: phía trên là một Linga, ở giữa là bệ Yoni gồm hai thớt tròn được trang trí những cánh hoa sen cách điệu đối xứng nhau và phía dưới là một chiếc bệ vuông. Bốn mặt quanh khối vuông được chạm trổ 61 nhân vật với các tư thế, động tác và trang phục đa dạng. Các góc bệ có hình tượng sư tử đứng đưa hai chân trước lên nâng đỡ bệ thờ. Đài thờ Trà Kiệu được đánh giá là một trong những kiệt tác điêu khắc và là một trong bốn bảo vật quốc gia hiện có của Bảo tàng. Ngay sau khi được phát hiện, đài thờ đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu tìm đến giải mã nội dung câu chuyện của các nhân vật quanh đài thờ và đoán định niên đại của nó.

Theo Jean Przyluski, bốn cảnh xung quanh đài thờ kể về truyền thuyết hình thành nước Phù Nam. Trong khi theo George Cœdès, nội dung đài thờ nói về truyền thuyết thần Krisna chữa bệnh cho người gù tên là Trivaka và chuyện Krisna kéo gãy cung thần Kamsa.

Sau này, nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương cho rằng bốn cảnh chạm quanh đài thờ là những trích đoạn trong trường ca Ramayana.

Dai Tho Tra Kieu Bao Tang Dieu Khac Cham Danang Fantasticity Com 01

Trong đó, mặt A miêu tả việc đạo sư Visvamitra cùng với hoàng tử Rama (con của vua Dasaratha) và em trai là Lakshman từ thành phố Ayodhya đến kinh thành Mithila của vua Janak để thi tài bẻ cong cây cung thần theo lời thách cưới của vua Janak, người đã hứa gả công chúa Sita cho ai làm được việc đó. Tại đây, Rama đã kéo gãy cánh cung thần trước sự sửng sốt và khâm phục của vua Janak cùng triều thần.

Mặt B miêu tả việc vua Janak cử đoàn sứ giả đến thành phố Ayodhya để báo tin cho vua Dasaratha và mời vua Dasaratha đến kinh thành Mithila dự lễ cưới của Rama và Sita.

Mặt C tả cảnh vua Dasaratha đến Mithila dự lễ cưới Sita. Tại đây, Rama đến chào đón vua cha và sau đó vua Janak đưa công chúa Sita đến ra mắt vua Dasaratha trong lễ cưới.

Mặt D tả cảnh các Apsara múa chúc mừng lễ cưới của Rama và Sita.

Các nguồn tài liệu tham khảo:

1. Trang tin điện tử của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng chammuseum.vn.
2. Các pa-nô thông tin và chú thích hiện vật tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
3. Sách Vibrancy in Stone – Masterpieces of the Da Nang Museum of Cham Sculpture.
4. Tập thông tin giới thiệu 20 hiện vật tiêu biểu tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
5. Bài thuyết minh các điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
6. Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng: https://danang.gov.vn/web/bao-tang-cham/

TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐÀ NẴNG

Khám phá thêm
  • Gajasimha
    Gajasimha

    Gajasimha có đầu voi và mình sư tử. Trong thần thoại Ấn Độ, đầu voi thường biểu trưng cho sự thông thái và quyền năng của thần linh và vương quyền nhà vua.

  • Rồng
    Rồng

    Rồng là biểu tượng cho vương quyền của nhiều quốc gia ở phương Đông. Bức tượng là sự kết hợp giữa rồng và Makara, quái vật biển theo thần thoại Ấn Độ.

  • Đài thờ Tháp Mẫm
    Đài thờ Tháp Mẫm

    Đài thờ được khai quật năm 1934. Hai sư tử và hai chim thần Garuda được thể hiện trong tư thế nâng tay chống đỡ bốn góc.

  • Chim thần Garuda
    Chim thần Garuda

    Theo thần thoại Ấn Độ, Garuda là vật cưỡi của thần Visnu, đồng thời là biểu tượng của mặt trời, không khí và lửa. Naga tượng trưng cho đất và nước.

  • Phòng trưng bày Tháp Mẫm
    Phòng trưng bày Tháp Mẫm

    Khối lượng hiện vật thu thập được trong cuộc khai quật năm 1934 lên đến 58 tấn, bao gồm những tượng kích thước lớn và nhiều trang trí kiến trúc bằng đá

  • Thần Hộ pháp
    Thần Hộ pháp

    Thần đứng dạng chân, dẫm lên những con vật đang nằm bẹp bên dưới, một tay của thần cầm vũ khí đưa lên ngang tầm đầu, tay kia co ngang trước ngực

  • Tượng Laskmindra Lokeshvara / Tara
    Tượng Laskmindra Lokeshvara / Tara

    Toàn bộ phần cơ thể phía trên được phô trần với bộ ngực căng đầy, cổ cao ba ngấn. Y phục là một chiếc váy quấn (sarông) có những đường nếp dọc, bó sát mình.

  • Đài thờ Đồng Dương (BTC 168)
    Đài thờ Đồng Dương (BTC 168)

    Đây là đài thờ được tìm thấy tại khu tháp chính phía tây nơi được cho là thờ bồ tát Lakshmindra Lokeshvara - vị thần chủ của Phật viện.

Ý kiến (0)
Vui lòng Đăng nhập để bình luận