E-MagazineTrải nghiệm VR360Ấn phẩm
Tiếng Việt
  • Main Logo
  • Về Đà Nẵng
    • Icon
      Thời tiết Đà Nẵng
    • Icon
      Tổng Quan Đà Nẵng
    • Icon
      Lịch sử Đà Nẵng
    • Icon
      Logo và slogan du lịch Đà Nẵng
  • Xem và làm gì
    • Icon
      Điểm du lịch
    • Icon
      Văn hóa
    • Icon
      Lịch sử
    • Icon
      Nghệ thuật
    • Icon
      Kiến trúc
    • Icon
      Giải trí & Thư giãn
    • Icon
      Du lịch Sinh thái & Cộng đồng
    • Icon
      3 địa phương 1 điểm đến
  • Lễ hội & sự kiện
  • Ăn uống
    • Icon
      Ẩm thực địa phương
    • Icon
      Ẩm thực Quốc tế
    • Icon
      Địa điểm ăn uống
    • Icon
      Giải trí đêm
    • Icon
      MICHELIN Guide
  • Mua sắm
  • Khám phá
  • Nơi ở
  • Ưu đãi
  • Tin tức
  • Thông tin cần thiết
VN
  • Trang chủ
  • Về Đà Nẵng
  • Xem và làm gì
  • Lễ hội & sự kiện
  • Ăn uống
  • Mua sắm
  • Khám phá
  • Nơi ở
  • Ưu đãi
  • Tin tức
  • Thông tin cần thiết
    • Danangfantasticity.com
    • Về Đà Nẵng
    • Xem và làm gì
    • Lễ hội & sự kiện
    • Ăn uống
    • Mua sắm
    • Khám phá
    • Nơi ở
    • Ưu đãi
    • Tin tức
    • Thông tin cần thiết
    • Các website liên quan
    • Tận hưởng Đà Nẵng
    • Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng

    • Đường dây nóng cho du khách
    • Trung tâm Hỗ trợ Du khách Đà Nẵng

    • HOTLINE: (+84)236 3 550 111 | (+84)236 3 1022

    • Về chúng tôi
    • Bản quyền thuộc về UBND TP. Đà Nẵng Sở Du lịch Đà Nẵng Quản lý bởi Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Đà Nẵng

    • Tel: (84.236) 3.898.196

      Fax: (84.236) 3.812.029

    • Liên hệ với chúng tôi: media@danangfantasticity.com

    • Giấy phép: 705/GP-STTTT ngày 18/07/2024 của Sở Thông tin Truyền thông TP.Đà Nẵng

    • Kết nối với chúng tôi
Liên kết nhanh
  • Thông tin du lịch cần thiết
  • Lịch trình tham quan
  • Con đường đi bộ
  • Thông tin du lịch cần thiết
  • Kết nối với chúng tôi
Bản quyền © 2024 UBND TP. Đà Nẵng Sở Du lịch Đà Nẵng Quản lý bởi Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Đà Nẵng.| Điều khoản Sử dụng | Cam kết bảo mật | Báo cáo lỗ hổng bảo mật
Bản đồ trang | Liên hệ với chúng tôi
DaNangFantasic.com
  • Về Đà Nẵng
  • Xem và làm gì
  • Lễ hội & sự kiện
  • Ăn uống
  • Mua sắm
  • Khám phá
  • Nơi ở
  • Ưu đãi
  • Tin tức
  • Thông tin cần thiết
Các website liên quan
  • Tận hưởng Đà Nẵng
  • Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng
Bản quyền © 2024 UBND TP. Đà Nẵng Sở Du lịch Đà Nẵng Quản lý bởi Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Đà Nẵng.
Giấy phép: 705/GP-STTTT ngày 18/07/2024 của Sở Thông tin Truyền thông TP.Đà Nẵng
  1. Du lịch Sinh thái & Cộng đồng
  2. >
  3. Nhà Gươl Hòa Bắc và Vũ điệu “Tung tung da zá”

Nhà Gươl Hòa Bắc và Vũ điệu “Tung tung da zá”

21/07/2023
Chia sẻ
Thêm vào mục yêu thích
In

Trên địa bàn TP.Đà Nẵng, cộng đồng người Cơ Tu sinh sống chủ yếu tại các thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc) và thôn Phú Túc (xã Hòa Phú). Trong đó, 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí có hơn 250 hộ dân Cơ Tu sinh sống.

Nhà Gươl tại 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang) là địa điểm phục vụ cho nhu cầu du khách tham quan, thưởng thức các loại hình văn hóa truyền thống, trưng bày các sản phẩm nghề truyền thống Cơ Tu quan trọng nhất trong các dịp lễ, tết…

Nha Guol Hoa Bac Thon Ta Lang Giang Bi Da Nang 1

Đối với người đồng bào Cơ Tu, nhà Gươl là ngôi nhà chung của bản làng, nơi đây không chỉ là không gian sống động linh thiêng, mà còn được xem là linh hồn của làng. Ở đó, người ta thấy rõ tài năng của các nghệ nhân dân gian và những giá trị văn hóa đa chiều của người Cơ Tu.

Gươl là nơi thờ các vị thần linh dân gian, ông bà, tổ tiên của người Cơ Tu. Nhà Gươl là nơi lưu giữ những báu vật, của cải chung, nơi hội họp, lễ tục, biểu diễn các loại hình nghệ thuật, các trò chơi dân gian.

Theo Già làng ALăng Mỹ (64 tuổi, trú thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc), người Cơ Tu quan niệm nhà Gươl là chốn linh thiêng nơi cư ngụ của thần linh, ông bà, tổ tiên. Trong Gươl, mọi người không được đánh cãi nhau mà luôn đoàn kết đùm bọc thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau vì sự tồn tại và phát triển giống nòi.

Trên mái nhà Gươl, phía hai đầu hồi có gắn tượng gà trống, tượng trưng cho loài vật đánh thức con người mỗi sớm mai. Mái nhà được lợp bằng lá nón hoặc lá mây.

Nhà Gươl được xây theo kiểu nhà sàn, có 1 cột cái (cột bố) ở chính giữa và 8 cột con ở xung quanh, kết nối với nhau tạo thành hệ thống vững chắc. Cột cái đóng vai trò rất quan trọng, tượng trưng cho sóng lưng của già làng. Cột càng đẹp và to cao, càng thể hiện uy quyền của già làng và sức mạnh của làng đó.

Nhà Gươl hiện nay thay cột gỗ bằng cột bê tông và sơn giả gỗ. Người Cơ Tu quan niệm chim tring là sứ giả của Thần lúa, chỉ điểm cho họ tìm đất mới để canh tác, lập làng. Vì thế, trên thân cột cái có điêu khắc tượng hình đôi chim tring và gà trống, để thể hiện cái đẹp, sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên, mong muốn phồn thực và cuộc sống hạnh phúc.

Trên các xà ngang có trang trí những họa tiết, hoa văn, hình ảnh sinh hoạt đời thường của cộng đồng như: chàng trai săn bắn, thiếu nữ múa tung tung da dá, múa cồng chiêng, giã gạo… giúp tô điểm nội thất ngôi nhà, thể hiện nét văn hoá đặc trưng của người Cơ Tu.

Đặc biệt, người Cơ Tu ngày xưa khi đi săn bắn thú rừng, sẽ mang sọ thú vật hoặc sọ trâu sau lễ tế về treo ở các vách, cột, xà ở nhà Gươl.

Bên trong nhà Gươl là nơi thờ các vị thần linh theo tín ngưỡng dân gian Cơ Tu, với mong cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, dân làng gặp nhiều may mắn.

Đặc biệt, người Cơ Tu ngày xưa khi đi săn bắn thú rừng, sẽ mang sọ thú vật hoặc sọ trâu sau lễ tế về treo ở các vách, cột, xà ở nhà Gươl.

Bên trong nhà Gươl là nơi thờ các vị thần linh theo tín ngưỡng dân gian Cơ Tu, với mong cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, dân làng gặp nhiều may mắn.

Cũng ngay giữa thân cột, đồng bào khắc chạm hình cái cối nằm đối xứng trên dưới. Đây là hình ảnh vừa mang biểu tượng của sự no ấm vừa mang ý nghĩa phồn thực. Trong đó, bộ phận quan trọng nhất là gương, được gắn đối xứng hai tấm gỗ mỏng có khắc hoạ tượng đôi chim tring, gà trống. Tượng trưng cho hai cánh tay của người phụ nữ Cơ Tu đang múa điệu tung tung da dá, dâng lên Thần lúa, Thần trời những gì họ làm ra.

Những tác phẩm điêu khắc cùng nền văn hóa lâu đời được lưu giữ trong ngôi nhà của cộng đồng, đã làm cho nhà Gươl trở thành một hình ảnh thân thuộc, gần gũi và là niềm tự hào của người Cơ Tu. Giúp cho các thế hệ con em dân tộc mai sau hiểu biết, kế thừa những giá trị văn hoá vật chất tinh thần của dân tộc mình.

Ý NGHĨA VŨ ĐIỆU “TUNG TUNG DA ZÁ” CỦA NGƯỜI CƠ TU

Vũ điệu “Tung tung da zá” hay còn gọi (vũ điệu dâng trời) bao đời nay gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người Cơ –TU. Không một người Cơ Tu nào dù ở Quảng Nam , Đà Nẵng hay Thừa Thiên Huế xa lạ với điệu múa này. Động tác trong vũ điệu Tung tung da zá mô phỏng cuộc sống lao động , sinh hoạt hằng ngày của người Cơ-tu như hái lúa, bắt cá, săn thú , các lễ hội vv….

Vũ điệu “Tung tung da zá” thường được biểu diễn trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, vào những dịp lễ hội , đâm Trâu, mừng lúa mới, dựng làng, dựng nhà Gươil lễ kết nghĩa giữa các buôn làng,….như một cách để người Cơ –tu kết nối với vũ trụ, tổ tiên, ông bà và các vị thần, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với những người khai hoang, lập ra buôn làng.

“Tung tung” là điệu múa của người đàn ông con trai,có ý nghĩa là vươn cao, mạnh mẽ, vững chãi,hùng dũng, thể hiện khát vọng chinh phục vũ trụ, mong muốn con người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Còn “Da zá” là điệu múa của phụ nữ, con gái có nghĩa là thẳng, nhịp đều mang ý nghĩa mang khát vọng tâm linh là đón đợi nhớ ơn trời đất, trung thành, thủy chung, kính trên nhường dưới.

Trong không gian bao la của núi rừng, cùng với âm thanh cồng chiêng và các loại nhạc cụ truyền thống khác, vũ điệu “ Tung tung da zá” như một lời cầu nguyện của người Cơ – Tu gởi tới đấng thần linh và tổ tiên.

Bản quyền hình ảnh thuộc về: Câu lạc bộ nhiếp ảnh TP. Đà Nẵng 

Khám phá thêm
  • Dừa Xanh Camping, Hòa Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng
    Dừa Xanh Camping, Hòa Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng

    Dừa Xanh Camping thuộc thôn Phò Nam, Xã Hòa Bắc, Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng  được ví như một bức họa vườn dừa

  • Đình làng Túy Loan, Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng
    Đình làng Túy Loan, Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng

    Di tích Đình làng Túy Loan là 1 công trình có tuổi đời hơn 500 năm tuổi, quy mô bề thế nhất, có giá trị lịch sử nhất tại thành phố Đà Nẵng

  • Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Túy Loan, Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng
    Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Túy Loan, Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng

    Hợp tác xã sản xuất Rau an toàn Túy Loan thuộc thôn Túy Loan Tây, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng

  • An Phú Farm, Hòa Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng
    An Phú Farm, Hòa Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng

    An Phú Farm rộng hơn 18.000m2, vốn là nông trại chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp sạch nhằm tạo nguồn sản phẩm cho hệ thống cửa hàng cùng tên.

  • Bana Rita Farm | Chill & Cheer
    Bana Rita Farm | Chill & Cheer

    BANA RITA FARM là một địa điểm cắm trại trải nghiệm hoàn toàn mới tại chân núi Bà Nà, một vùng đất rất đặc biệt

  • Đình Mân Quang, Hòa Quý, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
    Đình Mân Quang, Hòa Quý, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

    Đình Mân Quang thuộc khối phố Mân Quang II, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, cách danh thắng Ngũ Hành Sơn khoảng 6km

  • Làng Mê, Hòa Bắc, Hòa Vang, Đà Nẵng
    Làng Mê, Hòa Bắc, Hòa Vang, Đà Nẵng

    Làng Mê tách biệt khỏi khu dân cư nên không ồn ào, không có tiếng xe cộ, không khói bụi; đến Làng Mê du khách hoàn toàn được thư giãn...

  • Homestay Nam Yên, Hòa Bắc, Hòa Vang, Đà Nẵng
    Homestay Nam Yên, Hòa Bắc, Hòa Vang, Đà Nẵng

    Homestay Nam Yên của Đỗ Thị Huyền Trâm là trung tâm học tập cộng đồng, nơi tổ chức các hội thảo, lớp tập huấn về du lịch cộng đồng

Ý kiến (0)
Vui lòng Đăng nhập để bình luận