Theo số liệu ủy ban ATGT quốc gia cung cấp, trung bình hằng năm Việt Nam xảy ra khoảng 20.000 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 8.000 người, làm bị thường 16.000 người cùng với nhiều thiệt hại về tài sản.
Có nhiều nguyên nhân gây tai nạn giao thông:
Việc uống rượu bia rồi điều khiển phương tiện giao thông là một trong những nguyên nhân đáng báo động. Chất cồn trong rượu bia ảnh hưởng phương tiện giao thông như: Thiếu tập trung; Giảm tầm nhìn; Giảm khả năng phán đoán; Gây cảm giác mệt mỏi hay buồn ngủ; có thể dẫn đến hành vi nguy hiểm như chạy quá tốc độ, vượt ẩu,…
Ngày 01/1/2020 Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông chính thức có hiệu lực đã nhận được sự ủng hộ của người dân.
Khoảng 06, Điều 5 Luật phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định một trong những hành vi bị nghiêm cấm là điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Theo đó:
Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy và xe đạp điện khi vi phạm quy định về nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền lên đến 600.000 đồng.
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể phạt tiền lên đến 8.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe tối đa 24 tháng.
Người điều khiển xe ô tô khi vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe tối đa 24 tháng.
Cách phòng ngừa tai nạn giao thông khi uống rượu bia
- Sử dụng phương tiện giao thông cộng cộng: taxi, xe buýt
- Gọi người thân hoặc thuê xe ôm chở về nhà
- Nhờ một người bạn không uống rượu bia chở về nhà
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà!
TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐÀ NẴNG