E-MagazineTrải nghiệm VR360Ấn phẩm
Tiếng Việt
  • Main Logo
  • Về Đà Nẵng
    • Icon
      Thời tiết Đà Nẵng
    • Icon
      Tổng Quan Đà Nẵng
    • Icon
      Lịch sử Đà Nẵng
    • Icon
      Logo và slogan du lịch Đà Nẵng
  • Xem và làm gì
    • Icon
      Điểm du lịch
    • Icon
      Văn hóa
    • Icon
      Lịch sử
    • Icon
      Nghệ thuật
    • Icon
      Kiến trúc
    • Icon
      Giải trí & Thư giãn
    • Icon
      Du lịch Sinh thái & Cộng đồng
    • Icon
      3 địa phương 1 điểm đến
  • Lễ hội & sự kiện
  • Ăn uống
    • Icon
      Ẩm thực địa phương
    • Icon
      Ẩm thực Quốc tế
    • Icon
      Địa điểm ăn uống
    • Icon
      Giải trí đêm
    • Icon
      MICHELIN Guide
  • Mua sắm
  • Khám phá
  • Nơi ở
  • Ưu đãi
  • Tin tức
  • Thông tin cần thiết
VN
  • Trang chủ
  • Về Đà Nẵng
  • Xem và làm gì
  • Lễ hội & sự kiện
  • Ăn uống
  • Mua sắm
  • Khám phá
  • Nơi ở
  • Ưu đãi
  • Tin tức
  • Thông tin cần thiết
    • Danangfantasticity.com
    • Về Đà Nẵng
    • Xem và làm gì
    • Lễ hội & sự kiện
    • Ăn uống
    • Mua sắm
    • Khám phá
    • Nơi ở
    • Ưu đãi
    • Tin tức
    • Thông tin cần thiết
    • Các website liên quan
    • Tận hưởng Đà Nẵng
    • Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng

    • Đường dây nóng cho du khách
    • Trung tâm Hỗ trợ Du khách Đà Nẵng

    • HOTLINE: (+84)236 3 550 111 | (+84)236 3 1022

    • Về chúng tôi
    • Bản quyền thuộc về UBND TP. Đà Nẵng Sở Du lịch Đà Nẵng Quản lý bởi Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Đà Nẵng

    • Tel: (84.236) 3.898.196

      Fax: (84.236) 3.812.029

    • Liên hệ với chúng tôi: media@danangfantasticity.com

    • Giấy phép: 705/GP-STTTT ngày 18/07/2024 của Sở Thông tin Truyền thông TP.Đà Nẵng

    • Kết nối với chúng tôi
Liên kết nhanh
  • Thông tin du lịch cần thiết
  • Lịch trình tham quan
  • Con đường đi bộ
  • Thông tin du lịch cần thiết
  • Kết nối với chúng tôi
Bản quyền © 2024 UBND TP. Đà Nẵng Sở Du lịch Đà Nẵng Quản lý bởi Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Đà Nẵng.| Điều khoản Sử dụng | Cam kết bảo mật | Báo cáo lỗ hổng bảo mật
Bản đồ trang | Liên hệ với chúng tôi
DaNangFantasic.com
  • Về Đà Nẵng
  • Xem và làm gì
  • Lễ hội & sự kiện
  • Ăn uống
  • Mua sắm
  • Khám phá
  • Nơi ở
  • Ưu đãi
  • Tin tức
  • Thông tin cần thiết
Các website liên quan
  • Tận hưởng Đà Nẵng
  • Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng
Bản quyền © 2024 UBND TP. Đà Nẵng Sở Du lịch Đà Nẵng Quản lý bởi Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Đà Nẵng.
Giấy phép: 705/GP-STTTT ngày 18/07/2024 của Sở Thông tin Truyền thông TP.Đà Nẵng
  1. Tin tức
  2. >
  3. Lễ cầu Ngư Lăng Ông: Lưu giữ giá trị của truyền thống văn hóa, tâm linh cộng đồng dân cư vùng biển

Lễ cầu Ngư Lăng Ông: Lưu giữ giá trị của truyền thống văn hóa, tâm linh cộng đồng dân cư vùng biển

18/03/2024
Chia sẻ
Thêm vào mục yêu thích
In

Hằng năm, cứ vào ngày mồng 6 tháng 2 âm lịch, Vạn Chài Tân Trà (trước là Tân Lưu), phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn tổ chức Lễ cúng cầu ngư Ngọc Lân Ông, Vạn Chài Tân Trà. Đây là nghi thức văn hóa tâm linh đặc trưng của cộng đồng cư dân vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam, gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (Thần linh Nam Hải).

Tín ngưỡng thờ cá Ông của người dân Tân Trà

Lễ cầu ngư Lăng Ông-Tân Trà (Tân Lưu) Hoà Hải được tổ chức vào ngày 6 tháng 2 âm lịch hằng năm tại Lăng Ngọc Lân Ông tại bãi tắm Tân Trà với các hoạt động chính như Lễ cáo Thần Hoàng, Lễ tế Cầu ngư với lòng thành cẩn cáo nghinh tế Ngư thần, cầu xin Thần linh Nam Hải ban cho một năm “Trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang”, “Tấn tài, tấn lợi, tấn bình an”. Đồng thời tưởng nhớ tri ân các bậc tiền nhân khai sáng vùng đất Tân Trà-Hoà Hải-Ngũ Hành Sơn.

Ông Trần Việt Linh-Trưởng Vạn chài Tân Trà kể: Ở làng Tân Trà, những người dân làm nghề đánh cá trên biển còn lưu truyền rằng: Theo ông bà kể lại thì ngày xưa, làng biển này nghèo lắm, người đi biển thường dùng tre, nứa ghép thành mành để đánh bắt cá. Nhiều gia đình gượng sức lắm cũng chỉ làm được những chiếc ghe nhỏ để ra khơi. Vì vậy, vào mỗi mùa mưa bão, các tai nạn chìm thuyền, người rơi xuống biển do sóng to, gió lớn thường xuyên xảy ra, nếu ai may mắn sẽ được cá voi đội lên khỏi mặt nước rồi đẩy cả người và ghe vào bờ, vì thế sẽ được thoát nạn. Từ đó, người dân làng biển Tân Trà mang ơn loài cá này.

Lễ tế Cầu ngư với lòng thành cẩn cáo nghinh tế Ngư thần

“Ngoài dịp lễ lớn như lễ Cầu ngư thì vào những ngày Tết, ngày sóc, ngày vọng, nhân dân trong lòng đến thắp hương, bái lễ. Đặc biệt vào Tết Nguyên đán, dân làng tổ chức làm lễ dựng nêu tại lăng Ông (ngày 26 tháng 12 âm lịch và làm lễ hạ nêu vào ngày 6 tháng 1 âm lịch). Nhưng sau năm 1975 đến nay, do nhiều nguyên nhân, kể cả quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn như hiện nay, người dân làng Tân Trà phải di dời vào khu tái định cư mới (ở khối Đông Hải), vì thế nghề chài lưới chỉ tồn tại ở một số gia đình, họ cũng chỉ đánh bắt gần bờ nên việc tổ chức cúng lễ không làm lớn như trước mà chỉ tổ chức cúng ở lăng Ông trong một ngày là ngày 6 tháng 2 âm lịch. Lễ cúng cũng đơn giản hơn gồm hương đèn, vàng bạc, áo giấy, hoa quả và thịt heo, gà,…không nhộn nhịp như trước nữa.”, ông Trần Việt Linh nói.

Nói về cá Ông, ông Phạm Văn Dương, một ngư dân ở làng Tân Trà kể rằng, vào năm nào đó mà bây giờ ông không còn nhớ chính xác, có một con cá Ông trôi vào bờ trước lăng, nhưng Ông vẫn sống chứ chưa luỵ. Xung quanh Ông có một đàn cá khác nhỏ hơn đang dìu Ông vào, nhưng người dân trong làng thấy Ông còn sống bèn đẩy Ông ra lại biển. Nhưng khi đưa Ông ra thì đàn cá nhỏ đó lại đưa Ông quay vào bờ. Người dân Tân Trà cứ đẩy ra, đẩy vô như thế thì đến lần thứ ba đàn cá nhỏ lại đưa Ông đi nơi khác.

Kể từ đó, người dân Tân Trà suốt ba năm liền làm nghề biển cứ thua lỗ mãi. Các cụ cao niên trong làng bèn đi xem bói về bảo rằng, Ông muốn yên nghỉ ở làng nhưng làng mình không chịu nên Ông phải đi nơi khác, do đó người dân làm ăn không được. Trước năm 1975, thường cứ khoảng 5 đến 10 năm là có Ông luỵ dạt vào vùng biển Tân Trà một lần. Từ đó đến nay, không thấy Ông luỵ dạt vào bờ nữa.

Ông Trần Văn Ba, người sưu tầm và lưu giữ những tư liệu về Lăng Ông-Tân Trà chia sẻ: Với người dân Tân Trà (Tân Lưu) Hoà Hải, Lễ cầu Ngư Lăng Ông mang ý nghĩa không chỉ là lễ hội cầu mùa-cầu ngư mà đặc biệt là nơi tưởng nhớ và ghi dấu với những chiến công hiển hách của vùng đất anh hùng trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Tại bến Làng chài Vạn Tân Lưu, đội dân quân du kích xóm chài Hoà Hải đã bắt sống 5 chuyên viên Mỹ đi trong chiếc xe 4X4 từ bãi biển Mỹ Khê chạy xuống. (Tư liệu được lấy từ Cục lưu trữ Trung ương Cục II thành phố Hồ Chí Minh). Xóm Làng chài diện tích khoảng 1 cây số có 71 hộ, trong đó có 103 liệt sỹ, 32 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, 6 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 01 anh hùng lao động. Từ năm 1967-1975, tại Lăng Ông đào hầm công sự, cất giấu vũ khí để trang bị cho dân quân du kích, sẵn sàng chiến đấu. Nơi đây làm phòng tuyến từ ven biển đến đường Nguyễn Duy Trinh, đào thông hào chông tre, mìn để đánh địch (1966-1970).

Lăng Ông Tân Trà

Theo hồi ức của những bậc cao niên trong làng thì Lăng Ông Tân Trà được xây dựng cách đây gần ba trăm năm, từ khi những bậc tiền hiền trong làng đến nơi này khai hoang lập nghiệp, sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản trên những khúc sông vắng hay trên biển thì đã dựng nên lăng thời này.

Lăng Ông nằm trong quần thể kiến trúc gồm ba di tích: lăng Ông, miếu xóm và lăng Âm linh. Nhưng trải qua nhiều năm tháng, thiên tai, chiến tranh tàn phá, cộng với quá trình đô thị hoá nên người dân địa phương phải di dời đến khu tái định cư mới, vì thế lăng Ông Tân Trà cũng bị hư hại nhiều. Trong quần thể kiến trúc này, chỉ còn lại lăng Ông tương đối nguyên vẹn, mang dấu ấn cổ xưa, còn miếu xóm và lăng Âm linh thờ những người chết trôi dạt trên biển thì đã đổ nát chỉ còn những mảng tường trơ trọi. Năm 2012, miếu xóm và lăng Âm linh được xây mới lại. Đến tháng 5 (âm lịch) năm 2013, dân làng Tân Trà đã tiến hành trùng tu lại lăng Ông.

Trước lăng là bức bình phong hình cuốn thư được xây dựng bằng gạch và xi-măng. Mặt trước của bình phong không trang trí, mặt sau có bàn thờ lộ thiên và được trang trí các đồ án như: lưỡng long tranh châu, quả lựu, hình hoa lá. Các đồ án này được vẽ bằng sơn màu.

Lăng Ông được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ, mái cuốn vòm có ba gian, mặt quay về hướng đông (quay ra biển). Bốn bức tường bao quanh lăng xây dựng bằng gạch và xi-măng, mái lợp ngói âm dương, vẫn còn giữ được hệ thống kết cấu gỗ. Trên bờ nóc trang trí đồ án lưỡng long chầu nguyệt và tứ linh (long, ly, quy, phượng) tạo nên tính thâm nghiêm cổ kính của lăng.

Nghi lễ tế tại Lăng Ngọc Lân Ông

Ngày xưa, mỗi lần cá Ông luỵ trôi vào biển Tân Trà, hễ dân trong làng ai là người trông thấy đầu tiên thì người đó sẽ làm trưởng nam, được bịt khăn tang, lo lễ tang cá Ông và người đó phải trai tịnh suốt trong 24 tháng. Ngày táng cá Ông, cả làng rước bạn chèo về làm lễ chôn cất, kể từ đó họ tin là đi biển sẽ được an toàn và luôn gặp nhiều may mắn khi đánh bắt cá. Sau khi cá Ông được chôn cất khoảng 3 năm thì người dân mới làm lễ mãn tang, hốt cốt Ông đưa vào lăng thờ.

Theo ông Trần Văn Ba, người sưu tầm và lưu giữ những tư liệu về Lăng Ông-Tân Trà cho biết: Hiện tại Lăng Ông đang lưu giữ các bộ hài cốt cá Ông từ 20 năm, 70 năm, 100 năm và 150 năm. Với các giá trị tín ngưỡng quý giá như vậy và tâm nguyện được tiếp tục lưu giữ truyền lại cho muôn đời sau, Ban Quản lý Lăng Ngọc Lân Ông-Anh Linh đã hoàn thiện các tư liệu, hình ảnh và tờ trình đề nghị Lăng Ông-Tân Trà là di tích lịch sử văn hoá phi vật thể cấp thành phố.

Lễ hội cầu ngư Lăng Ông – Tân Trà đang được nỗ lực duy trì. Lễ hội không chỉ thể hiện bản sắc văn hóa dân gian đặc sắc, mang tính vùng miền của ngư dân địa phương, mà còn là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy sự đa dạng của bản sắc văn hóa dân tộc, là cơ hội phát huy giá trị văn hóa biển Việt Nam.

Theo danang.gov.vn

Khám phá thêm
  • Hé lộ sân khấu “khủng” tại Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025
    Hé lộ sân khấu “khủng” tại Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025

    sân khấu lễ hội pháo hoa với quy mô hơn 1.600m2, tăng đến 60% so với năm 2024 và lớn nhất từ trước đến nay...

  • Các hoạt động chào mừng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5 năm 2025 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng
    Các hoạt động chào mừng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5 năm 2025 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng

    Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức một số hoạt động ý nghĩa nhằm kết nối, thu hút công chúng, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích...

  • Giải IRONMAN 70.3 Đà Nẵng 2025 ghi dấu cột mốc 10 năm
    Giải IRONMAN 70.3 Đà Nẵng 2025 ghi dấu cột mốc 10 năm

    Hơn 3.500 vận động viên đến từ hơn 70 quốc gia đã hội tụ tại Đà Nẵng để tham dự giải IRONMAN 70.3 Đà Nẵng 2025

  • Việt nam đánh dấu cột mốc 10 năm Ironman với tuần lễ sự kiện đa môn Ironman 70.3 lớn nhất Đông Nam Á
    Việt nam đánh dấu cột mốc 10 năm Ironman với tuần lễ sự kiện đa môn Ironman 70.3 lớn nhất Đông Nam Á

    Dự kiến hơn 3.500 vận động viên đến từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ hội tụ tại IRONMAN 70.3 Đà Nẵng 2025

  • Thống nhất xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố đối với cụm di tích Miếu Bà – Văn bia La Bông, Đình làng La Bông
    Thống nhất xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố đối với cụm di tích Miếu Bà – Văn bia La Bông, Đình làng La Bông

    Miếu Bà La Bông, Văn bia La Bông cùng với Đình làng La Bông được xác định là những địa điểm có ý nghĩa quan trọng

  • HOT: Top Các Địa Điểm Xem Pháo Hoa Đà Nẵng 2025 (DIFF 2025) cực “đỉnh”
    HOT: Top Các Địa Điểm Xem Pháo Hoa Đà Nẵng 2025 (DIFF 2025) cực “đỉnh”

    Xem bài biết này ngay nếu bạn và gia đình đang phân vân không biết địa điểm xem pháo hoa Đà Nẵng 2025 là chất nhất!?

  • Việt Nam xếp thứ 7 thế giới về mức tăng trưởng điểm đến
    Việt Nam xếp thứ 7 thế giới về mức tăng trưởng điểm đến

    Việt Nam đang trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch thế giới, được du khách khắp bốn phương yêu thích và lựa chọn....

  • Thập kỷ vinh quang: Kỷ niệm 10 năm IRONMAN có mặt ở Việt Nam tại giải IRONMAN 70.3 ĐÀ NẴNG 2025
    Thập kỷ vinh quang: Kỷ niệm 10 năm IRONMAN có mặt ở Việt Nam tại giải IRONMAN 70.3 ĐÀ NẴNG 2025

    Giải IRONMAN 70.3 Việt Nam 2025 sẽ chính thức trở lại thành phố Đà Nẵng từ 9-11/05/2025, đánh dấu cột mốc 10 năm IRONMAN có mặt tại Việt Nam

Ý kiến (0)
Vui lòng Đăng nhập để bình luận