Đêm hội Cơ Tu đầu tiên ở Hội An đến từ Nam Giang
Với ý tưởng từ nhiếp ảnh gia Rehahn, được sự ủng hộ của tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An, FIDR và các đơn vị ủng hộ. Đêm hội văn hoá của người Cơ Tu lần đầu tiên đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Nhiếp ảnh gia Réhahn cho rằng “ Bảo tồn văn hoá phải được tác động từ bên ngoài, khi người dân tộc nhìn thấy văn hoá của mình được mọi người quan tâm yêu thích, họ sẽ càng cố gắng để giữ gìn”
Theo đó, các nhóm múa của đồng bào trong đêm hội Cơ Tu tại 3 huyện miền núi Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang sẽ luân phiên trình diễn điệu múa tung tung ya yá, trống chiêng; trình nghề dệt thổ cẩm truyền thống và trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc sản miền núi, quà lưu niệm …. Sự kiện diễn ra tại khu Vườn tượng An Hội, nhà số 26 Phan Bội Châu và Khu nghỉ dưỡng Anantara Hội An.
Sự kiện nhằm quảng bá văn hoá của người Cơtu và giới thiệu tiềm năng du lịch của các huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam đến với du khách trong và ngoài nước.
Đoàn múa truyền thống đến tham quan bảo tàng Di sản vô giá. Tất cả đều rất vui và tự hào khi nhìn thấy hình ảnh, trang phục cùng các vật dụng của người Cơ Tu cũng như các dân tộc khác trong bảo tàng.
Đoàn múa di chuyển đến khu vườn tượng An Hội và bắt đầu diễu hành từ chùa Cầu qua các con đường, biểu diễn trước bảo tàng Di sản vô giá trên đường Phan Bội Châu và buổi chiều, gian chợ sản phẩm thủ công bắt đầu ở phía trước bảo tàng Di sản vô giá với các sản phẩm như các loại gia vị tiêu rừng, các loại muối.. , các kiểu giỏ đan lát, các loại vải dệt truyền thống, sách về văn hoá Cơ Tu và một nghệ nhân dệt vải phía trước bảo tàng, thu hút rất nhiều khách du lịch đến xem.
Kết thúc tại khu nghỉ dưỡng cao cấp Anantara. Tiếng gòng vang vang qua các con phố, tiếng reo hò phấn khích cùng điệu múa “ Tan Tung Da Da” thật sôi động và hào hứng, các du khách cũng hoà mình vào điệu múa cùng đoàn.
Người Cơ Tu là một trong 54 dân tộc Việt Nam có văn hoá làng nghề mạnh mẽ nhất và trong lễ hội sẽ có trình diễn dệt thổ cẩm bởi các nghệ nhân và gian chợ sản phẩm thủ công tại Bảo tàng Di sản vô giá (vào cửa miễn phí).
Để tìm hiểu thêm về dân tộc Cơ Tu, bảo tàng còn trưng bày mô hình nhà truyền thống và trang phục truyền thống bao gồm một bộ trang phục vỏ cây cuối cùng.
Được tổ chức bởi tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An, tổ chức FIDR Nhật Bản, nhiếp ảnh gia Réhahn và các đơn vị khác, lễ hội nhằm mục đích mang văn hoá giàu có của người Cơ Tu giới thiệu đến với mọi người.
Réhahn, nhiếp ảnh gia và là người sáng lập Bảo tàng Di sản vô giá (26 Phan Bội Châu) nói “ Việc giúp cho người dân địa phương và du khách có thể tiếp cận được với văn hoá dân tộc giàu có và đa dạng là rất cần thiết. Với tôi, đây là bước khởi đầu cho một đêm hội tầm cỡ được quốc tế công nhận, một lễ hội đặc biệt và duy nhất với 54 nhóm dân tộc Việt Nam”