Giải mã Ma nhai Ngũ Hành Sơn – Bài 1: Kho tàng di sản tư liệu quý giá

4 Giai Ma Ma Nhai Ngu Hanh Son Bai 1 Kho Tang Di San Tu Lieu Quy Gia
121

Trên các bức tường trong hang động của danh thắng quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn, những dấu vết về ma nhai vẫn được người dân thành phố giữ gìn nguyên vẹn. Bởi đây chính là nguồn cứ liệu lịch sử chân xác, là kho tàng di sản tư liệu quý giá bằng chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn được các vị vua, quan triều Nguyễn, cao tăng, các thế hệ tao nhân, mặc khách đã từng dừng chân lưu đề trên vách đá, hang động tại danh thắng Ngũ Hành Sơn từ nửa đầu thế kỷ XVII đến thập niên 60 của thế kỷ XX.

Dấu xưa còn lại

Trong lịch sử, danh thắng Ngũ Hành Sơn vốn là một trung tâm tâm linh tín ngưỡng, nơi người Champa thể hiện sự ngưỡng vọng của mình tới các đấng thần linh tối cao.

Từ thế kỷ XVII-XIX, Ngũ Hành Sơn trở thành một trung tâm Phật giáo xứ Đàng Trong của Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này, cùng với sự phát triển của kinh tế ngoại thương Đàng Trong, Ngũ Hành Sơn nằm bên cạnh sông Cổ Cò – con sông nối liền cửa Hàn đến cửa Đại Chiêm, nối liền con đường chính cho hoạt động thương mại từ Đà Nẵng đến thương cảng Hội An đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng của những thương nhân người Nhật, người Hoa, người Ả Rập… và các thương nhân, nhà truyền giáo Tây Phương.

Giai Ma Ma Nhai Ngu Hanh Son Bai 1 Kho Tang Di San Tu Lieu Quy Gia

Trong lịch sử, danh thắng Ngũ Hành Sơn vốn là một trung tâm tâm linh tín ngưỡng, nơi người Champa thể hiện sự ngưỡng vọng của mình tới các đấng thần linh tối cao. ẢNH: MINH TRÍ

Minh chứng rõ nhất cho vấn đề này là các nội dung được ghi lại trên văn bia ma nhai “Ngũ Uẩn Sơn Cổ Tích Phật Diệt Lạc”, Nam Bảo Đài hinh bi, Phước Quảng Sa môn, Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật. Tuy nhiên, cũng có lúc các di tích và bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn bị hủy hoại bởi chiến tranh.

Theo nhiều tư liệu lịch sử ghi lại, từ năm 1802, khi triều Nguyễn chọn Thừa Thiên Huế là kinh đô thì Đà Nẵng trở thành phên giậu quan trọng che chắn phía Nam để bảo vệ vương triều. Do đó, Đà Nẵng được triều đình nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm, các vua thường xuyên đi thị sát và thăm thú nhiều cảnh đẹp nơi đây, trong đó có danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Đặc biệt, vua Minh Mạng đã 3 lần xa giá đến Ngũ Hành Sơn. Trở về sau những chuyến đi, ông đã lệnh cho tôn tạo Ngũ Hành Sơn, trong đó chủ yếu là xây dựng và sửa sang các chùa chiền, tô tượng, đúc chuông, ban cấp kinh sách.

1 Giai Ma Ma Nhai Ngu Hanh Son Bai 1 Kho Tang Di San Tu Lieu Quy Gia

Ma nhai Ngũ Uẩn Sơn Cổ Tích Phật Tịch Diệt Lạc

Tiếp sau vua Minh Mạng, các đời vua Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái sau này đều có những ưu ái đối với Ngũ Hành Sơn. Đi cùng trong các chuyến xa giá, vãng cảnh Ngũ Hành Sơn với các vị vua triều Nguyễn là các hoàng thân, đại thần và danh nhân nổi tiếng và để lại nhiều bài thơ, tán khắc lên vách đá bên trong các động.

Đó là những tác phẩm văn chương thể hiện cảm quan thẩm mỹ, cảm nhận và tình yêu cá nhân của các tác giả trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ, kỳ tú của đất nước, đồng thời qua đó, họ cũng thổ lộ lòng tin tưởng, tự hào về một đất nước tươi đẹp, một lịch sử oai hùng và một dân tộc có nền văn hiến lâu đời như bài thơ Khả lân sơn sắc, Bài thơ Vọng Ngũ Hành Sơn, bài thơ Ngũ Hành tú sắc,… Đặc biệt là bài thơ Phong nguyệt tỉnh thành viết theo lối ca trù bằng chữ Nôm của Quảng Nam Bố chánh Tiểu Cao Nguyễn Văn Mại.

2 Giai Ma Ma Nhai Ngu Hanh Son Bai 1 Kho Tang Di San Tu Lieu Quy Gia

Ma nhai Linh Nham Động (ngự bút vua Minh Mạng)

Theo tài liệu Ngũ Hành Sơn Lục ghi chép lại: “Từ đó về sau vua các triều đều có ngự lãm, quan lại thường đến tham quan, thơ văn, bia ký, đề tặng đều được khắc lên vách đá trong động”.

Tuy nhiên, từ sau khi vương triều nhà Nguyễn sụp đổ (năm 1945), do ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh, ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn ít xuất hiện dần và kể từ sau ma nhai “Du Ngũ Hành Sơn” của tác giả Thích Diệu Ngộ khắc năm 1961 đến nay thì không còn xuất hiện nữa.

Nguồn cứ liệu lịch sử chân xác

Hệ thống Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn gồm 78 văn bản bằng chữ Hán và chữ Nôm được khắc trên vách đá và hang động của danh thắng với nội dung đa dạng, hình thức độc đáo cùng nhiều thể loại văn học.

Trong đó, tập trung ở động Hoa Nghiêm khoảng 21 ma nhai, động Huyền Không 30 ma nhai, động Tàng Chơn 20 ma nhai, động Vân Thông 2 ma nhai, động Linh Nham 3 ma nhai và nằm rải rác ở một số nơi khác.

Trong số các động ở Ngũ Hành Sơn thì động Hoa Nghiêm và động Huyền Không là hai nơi được khắc thơ văn đa dạng nhất. Đó là những công trình thi thư, thi họa rất độc đáo, đẹp mắt, tạo ấn tượng lớn cho người xem.

3 Giai Ma Ma Nhai Ngu Hanh Son Bai 1 Kho Tang Di San Tu Lieu Quy Gia

Hệ thống Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn gồm 78 văn bản bằng chữ Hán và chữ Nôm được khắc trên vách đá và hang động

Điển hình như bài thơ Bạch thạch hoàng sa thúy tác đôi của Đại thần Trương Quang Đản ở vách đá động Huyền Không với kiểu chữ Hành đá Thảo cực kỳ bay bướm; hay như bài Hát nói của Tiểu Cao Nguyễn Văn Mại được đặt trên một phiến đá bằng phẳng, gắn vào bên mé trái gần cửa động Huyền Không. Mặc dù hiện nay có một đường nứt nhỏ ở góc dưới, bên phải, song chữ vẫn còn đầy đủ và chân phương, rất đẹp…

Nghệ thuật chạm khắc còn thể hiện rõ nét nhất là ở các ma nhai dạng bia ký niên đại thời chúa Nguyễn, trong số đó có hai bia nổi bật nhất là Ngũ Uẩn Sơn cổ tích Phật tịch diệt lạc và Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật. Cả hai ma nhai này có niên đại vào thế kỉ XVII, sớm nhất trong số các bia hiện còn. Kiểu thức trang trí của nó có sự khác biệt, mang đậm dấu ấn thời Chúa Nguyễn.

Theo nội dung khắc trên văn bia “Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật” (1640) và “Ngũ uẩn sơn cổ tích Phật tịch diệt lạc” (1631), ngay từ thế kỉ XVII, Phật giáo ở đây có sự ảnh hưởng rộng khắp và mang tính quốc tế. Nội dung cả hai văn bia đều nói về việc thiền sư Huệ Đạo Minh (quê ở xã Du Xuyên, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia) đến tu sửa Phật tích, lập đạo tràng, cùng tín hữu gần xa lo việc Phật sự của Ngũ Hành Sơn; đồng thời thể hiện sự tán thán và cầu nguyện Phật pháp phù hộ, độ trì chúng sanh. Ma nhai còn khắc ghi danh sách công đức tín chủ. Cả hai văn bia đều do thiền sư Huệ Đạo Minh lập sau khi hoàn thành công tác Phật sự.

4 Giai Ma Ma Nhai Ngu Hanh Son Bai 1 Kho Tang Di San Tu Lieu Quy Gia

Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn

Dữ liệu từ hai ma nhai này cũng cho thấy lúc bấy giờ, Ngũ Hành Sơn đã trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng không chỉ của người Việt mà còn của người Nhật Bản và Trung Hoa. Danh sách 82 đạo hữu cùng số tiền họ phụng cúng được khắc ghi ở “Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật” cho thấy được điều này. Tổng số tài sản phụng cúng rất lớn là 1.915 quan tiền, 65 lạng bạc nén và 570 cân đồng để xây dựng chùa Bình An. Song vấn đề không phải là tài sản hay số tín chủ mà là danh tính, địa chỉ của họ. Trước hết, trong số những người Việt tín cúng, có những người xuất thân từ các địa phương cách xa danh thắng Ngũ Hành Sơn, thuộc các huyện Hòa Vang, Điện Bàn và Hội An ngày nay. Đặc biệt còn có một số người Hoa và người Nhật Bản.

Tại động Tàng Chơn, hiện còn một bia ma nhai đã bị đục bỏ nội dung, chỉ còn lưu lại 5 chữ tiêu đề “南 寶 薹 馨 碑” – Nam Bảo Đài hình bi”. Xét hình thức trang trí hoa văn, 03 ma nhai này thuộc loại bia cổ thời chúa Nguyễn. Những hoa văn này không thấy xuất hiện trên các ma nhai thời sau ở Ngũ Hành Sơn.

5 Giai Ma Ma Nhai Ngu Hanh Son Bai 1 Kho Tang Di San Tu Lieu Quy Gia

Ma nhai Nam Bảo Đài hình bi

Bên cạnh đó, các ma nhai này cung cấp những thông tin quý giá về nghệ thuật chạm khắc của làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Theo các nghệ nhân làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước kể lại rằng, để có thể chạm khắc được 01 tấm bia ma nhai phải qua các quy trình thực hiện như sau: Tìm vị trí chạm khắc; Làm bằng bề mặt đá Tạo tác nội dung.

Ma nhai ở danh thắng Ngũ Hành Sơn là những dương bản duy nhất, có số lượng lớn, hiện còn ở trên các trên vách đá. Những người nghệ nhân xưa đã dựa vào thế núi (địa thế của vách đá) để chọn lựa và lưu khắc, tạo ra những bức thi thư, bia ký.

Để làm được điều này, ngoài bàn tay tài hoa, kinh nghiệm nghề nghiệp, những người nghệ nhân còn phải am hiểu chữ nghĩa, am tường nghệ thuật thi pháp và có sự tỉ mỉ, tinh tế. Các bia ma nhai được ra đời trong sự kết hợp của tâm hồn, tài hoa của thi nhân và kinh nghiệm, kỹ nghệ của người nghệ nhân điêu khắc đá Non Nước.

Theo danang.gov.vn

You might also like

Comments are closed.

Lễ hội du lịch Golf Đà Nẵng 2023
close-link
​​​