Các thành tựu TECHDEMO từ 2011 – 2016

0 172

THÀNH TỰU TECHDEMO TỪ 2011 – 2016

Các thành tựu TECHDEMO từ 2011 - 2016 và Chuỗi hoạt động trong Sự kiện “Ứng dụng, chuyển giao và  đổi mới công nghệ năm 2017”

1. Xây dựng cơ sở dữ liệu cung – cầu công nghê, chuyên gia công nghệ:

  • Hoàn thiện, cập nhật cơ sở dữ liệu mở về nguồn cung công nghệ, nhu cầu công nghệ, chuyên gia công nghệ và năng lực sản xuất, năng lực nghiên cứu trong doanh nghiệp, Viện trường phục vụ chia sẻ, tìm kiếm và kết nối tự động các thông tin cung, cầu công nghệ, chuyên gia công nghệ cần thiết phục vụ hoạt động tư vấn, hỗ trợ chuyển giao công nghệ phục vụ đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp & Hợp tác với các tổ chức chuyển giao công nghệ nước ngoài để khai thác các công nghệ phù hợp với Việt Nam như Tổ chức chuyển giao công nghệ Isarel, Cơ quan sở hữu trí tuệ Singapore, Tổ chức chuyển giao công nghệ Innoget, Viện KIAT Hàn quốc, Công ty MITO – Italia.. và đã khai thác được trên 100 công nghệ tiên tiến từ các nước và hiện nay đang tiếp tục chuyển ngữ, cập nhật thêm 200 công nghệ mới.
  • Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu hiện nay có tổng số 1828 loại nguồn cung công nghệ trong và ngoài nước, trong đó nguồn cung công nghệ nước ngoài là 230, bao gồm công nghệ của các nước tiên tiến như Hàn Quốc, Mỹ, Isarel, Nhật Bản, Singapo …
  • Nắm bắt hơn 300 loại nhu cầu công nghệ của các doanh nghiệp thuộc 11 các nhóm ngành lĩnh vực công nghệ
  • Xây dựng được 510 Hồ sơ chuyên gia công nghệ phục vụ cho tư vấn kỹ thuật
  • Xây dựng Cẩm nang công nghệ 2015-2016 trong đó giới thiệu hơn 300 quy trình, công nghệ, thiết bị, sản phẩm của các tổ chức, cá nhân, mô tả về công nghệ, tính ưu việt của công nghệ, phạm vi ứng dụng và thông tin liên hệ chuyển giao.

2. Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, công nghệ:

  • Đã tư vấn về kỹ thuật, công nghệ cho 87 nhu cầu của các doanh nghiệp tham gia trong sự kiện Techdemo (các doanh nghiệp có nhu cầu cải tiến công nghệ, thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi sản phẩm hoặc đổi mới một phần các công nghệ sẵn có…) với sự hỗ trợ của trên 130 chuyên gia công nghệ trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm từ các viện nghiên cứu, trường đại học, đơn vị quản lý, doanh nghiệp và tổ chức trung gian.
  • Triển khai 30 ekip khảo sát tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và cung cấp trực tiếp các thông tin, giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp giải quyết hiệu quả các vấn đề cụ thể trong sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa kết quả nghiên cứu bám sát nhu cầu ứng dụng.
  • Tư vấn cho 10 doanh nghiệp đủ điều kiện có nhu cầu nghiên cứu, đổi mới công nghệ tham gia Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 (điển hình như: Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long; Công ty TNHH Việt Nông; Công ty Lương Quới, Công ty Cổ phần Dược DANAPHA – Đà Nẵn, Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO), Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình, Cty CP phân bón và dịch vụ tổng hợp Bình Định, Công ty CP Thiên Phúc …).
  • Phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Quảng Ninh và Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh tổ chức Toạ đàm giới thiệu công nghệ và mô hình tư vấn kỹ thuật TMH công nghệ. Qua tọa đàm, các cơ quan, ban ngành và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được cung cấp thông tin về hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật giúp doanh nghiệp cải tiến, đổi mới công nghệ. Đồng thời, các chuyên gia cũng trực tiếp giải đáp các câu hỏi và vấn đề gặp phải của các daonh nghiệp trong khuôn khổ tọa đàm, tập trung vào các sản phẩm thế mạnh của Quảng Ninh là chế biến và dược liệu.
  • Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật các doanh nghiệp tại Yên Bái và Nam Định để hỗ trợ đổi mới công nghệ chế biến nông sản và thương mại hóa chế phẩm sinh học. Các chuyên gia đã hỗ trợ cung cấp thông tin về giải pháp và lên kế hoạch chuyển giao công nghệ để các doanh nghiệp ứng dụng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp tại TP.Đà Nẵng, Quảng Nam trong tiếp cận với xu thế công nghệ mới trong sản xuất: cung cấp thông tin về các công nghệ sản xuất tiên tiến từ một số tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục được Cục tư vấn, hỗ trợ để ứng dụng sản xuất thông minh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.Ngoài ra, Cục cũng tăng cường kết nối với các cơ sở nghiên cứu lớn để mở rộng nguồn chuyên gia tư vấn, ví dụ như Đại học Quốc gia TP.HCM; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Bách khoa Hà Nội; Học viện Nông nghiệp Việt Nam;…

3. Hỗ trợ hoàn thiện, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, công nghệ

  • Trên cơ sở khảo sát, đánh giá các kết quả nghiên cứu khoa học có tiềm năng, Cục đã hỗ trợ hoàn thiện, chuyển giao và ứng dụng thành công một số kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất. Các công nghệ được hỗ trợ chủ yếu thuộc các lĩnh vực cơ khí chế tạo, cơ điện tử, nông nghiệp sau thu hoạch. Đây là các lĩnh vực có nhu cầu lớn về ứng dụng kết quả nghiên cứu và phù hợp với định hướng ưu tiên phát triển trong giai đoạn hiện nay .
  • Hỗ trợ tư vấn áp dụng công nghệ mới của Viện KH&CN Xây dựng (Bộ Xây dựng) trong mô hình cầu nông thôn ứng dụng công nghệ bê tông tính năng siêu cao UHPC vào xây dựng thành công 03 cây cầu dân sinh tại các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long và Ninh Bình;
  • Hỗ trợ công ty NEO áp dụng thử phần mềm quản trị sử dụng công nghệ điện toán đám mây; hỗ trợ thí điểm công nghệ quản trị nhân sự của công ty phần mềm quản trị Tinh Vân;
  • Hỗ trợ ứng dụng công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu công nghệ góp phần phát triển thị trường công nghệ phục vụ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới, nâng cao năng lực cạnh tranh cho Hợp tác xã chè Tuyết Hương (Thái Nguyên) công nghệ và thiết bị sấy chè, cơ sở sản xuất Hải Yến (Quảng Ninh) trong việc giải quyết các vấn đề của sản phẩm dầu ép, công nghệ chiết suất tinh dầu tại Doanh nghiệp Hồng Hà (Yên Bái), thiết bị xử lý khí thải của Công ty Đồng xanh và Sở KH&CN tỉnh Nam Định thương mại hoá sản phẩm chế phẩm sinh học trừ rầy nâu…

4. Xúc tiến chuyển giao công nghệ

  • Xúc tiến kết nối chuyển giao công nghệ cho gần 2.000 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố thông qua tổ chức 28 hội thảo, tọa đàm chuyên đề, chuyên sâu trong nước và quốc tế giới thiệu các công nghệ mới, tiên tiến
  • Với Hàn Quốc: đã tổ chức cho hơn 300 doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ, trao đổi với gần 150 doanh nghiệp Hàn Quốc, trong đó có 30 doanh nghiệp Việt Nam đã sang Hàn Quốc để trao đổi, đàm phán và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
  • Với Cộng hòa Séc, đã phối hợp với triển khai 05 dự án hợp tác nghiên cứu, ứng dụng giữa các tổ chức, doanh nghiệp của 2 nước (thuộc Chương trình Delta), với kinh phí hỗ trợ tối đa cho một dự án có thể lên tới 1 triệu USD.
  • Với Nhật Bản, phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế (JICA) và tập đoàn tư vấn Mitsui khảo sát dự án khả thi Công nghệ lạnh đông siêu tốc dạng lỏng (TOMIN); khảo sát dự án khả thi ứng dụng phương pháp thi công TNF của Nhật Bản cho khu vực đất yếu Việt Nam. Tổ chức trình diễn công nghệ đông lạnh nhanh bằng chất lỏng (TOMIN) để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp

1. Một số kết quả tiêu biểu gồm có: Hỗ trợ công nghệ robot gắp phôi tự động, đáp ứng yêu cầu và tăng hiệu quả sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất đạn pháo cũng như các doanh nghiệp cơ khí chế tạo khác (Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 17 – Tổng cục CNQP (Nhà máy Z117); hỗ trợ công nghệ định vị chính xác cao trong phát triển các sản phẩm điện tử thông minh, đáp ứng nhu cầu công nghệ của doanh nghiệp trong nước và giảm thiểu nguy cơ mất an toàn thông tin do sử dụng thiết bị ngoại nhập (Công ty Cổ phần Lumi Việt Nam, Công ty Cổ phần Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ thông minh Bách Khoa); hỗ trợ các công nghệ sau thu hoạch và các công nghệ chế biến nhằm nâng cao hiệu quả bảo quản và giá trị gia tăng của nông sản; hỗ trợ thương mại hóa một số chế phẩm sinh học nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ (Công ty Cổ phần quốc tế Hòa Bình, Công ty TNHH Nông Việt).

5. Trình diễn, kết nối cung – cầu công nghệ:

Kết nối thành công gần 130 hợp đồng hợp tác và chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu, với giá trị ký kết lên tới 680 tỷ đồng

Hỗ trợ kết nối 67 hợp đồng chuyển giao công nghệ, thỏa thuận hợp tác đồng nghiên cứu sản xuất, thành lập công ty liên doanh v.v…. giữa doanh nghiệp Việt Nam với Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh.

Giới thiệu, trình diễn hơn 570 loại công nghệ, thiết bị, kết quả và sản phẩm KH&CN mới của hơn 300 tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong và ngoài nước tại các kỳ tổ chức sự kiện.

6. Xây dựng mạng lưới Điểm kết nối cung cầu công nghệ:

  • Điểm kết nối cung cầu công nghệ được hình thành để hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới công nghệ với các hoạt động như: Tư vấn về công nghệ, kết nối đầu tư tài chính – công nghệ, tư vấn cải tiến kỹ thuật với sự tham gia của các chuyên gia tư vấn trực tuyến; Tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng đàm phán chuyển giao, mua bán công nghệ; kỹ năng quản lý công nghệ trong doanh nghiệp; hình thành mạng lưới các điều phối viên về chuyển giao công nghệ; Xây dựng dữ liệu công nghệ, chuyên gia công nghệ; Tổ chức các buổi giới thiệu công nghệ/hội thảo theo chuyên đề và theo nhu cầu của doanh nghiệp. Từ kết quả hoạt động của Điểm kết nối cung cầu công nghệ toàn cầu sẽ tạo tính lan tỏa và kết nối cao của hệ thống hạ tầng phục vụ cho hoạt ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; đưa nhanh ứng dụng tiến bộ KH&CN vào thực tiễn cuộc sống để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
  • Hoàn chỉnh chức năng cập nhật cơ sở dữ liệu tự động, cung cấp cài đặt sử dụng phần mềm này tại các điểm kết nối cung – cầu công nghệ
  • Xây dựng 5 Điểm kết nối tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Nghệ An để hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ.
  • Mạng lưới đã tổ chức 32 cuộc tư vấn, kết nối cung cầu công nghệ tại các Điểm kết nối cung cầu công nghệ cho 30 lượt doanh nghiệp trong nước với nước ngoài, giữa các chuyên gia công nghệ với các doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn, kết nối chuyển giao công nghệ.
  • Tổ chức Khóa đào tạo Điều phối viên về chuyển giao công nghệ phối hợp với Cơ quan quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc (SMBA) cho 20 học viên về phương pháp điều tra đánh giá doanh nghiệp, đánh giá nhu cầu tiếp nhận công nghệ, nhu cầu tư vấn công nghệ của doanh nghiệp.

2. Một số hợp đồng chuyển giao công nghệ điển hình:
– Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ: Thiết kế, chế tạo, lắp đặt và chuyển giao công nghệ dây chuyền thiết bị đồng bộ sơ chế, rửa, thái lát và sấy Nghệ thái lát phục vụ xuất khẩu, năng suất 150 tấn nguyên liệu/ngày với Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Đầu tư Hoà An; giá trị hợp đồng 20 tỷ.
– Công ty nuôi trồng thủy sản E. Snir (Israel) ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ nuôi thủy sản nước tuần hoàn (RAS) hợp pháp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ Nông nghiệp – Thủy sản vùng Đông Bắc. Giá trị ký kết 9,4 tỷ đồng.
– Công ty CP công nghệ môi trường T.Đ.A ký kết Hợp đồng dịch vụ kỹ thuật: thi công xây dựng, gia công chế tạo và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Nhà máy Giày da Thái Bình với công suất 300m3/ngày đêm; lập và thẩm định báo cáo xả nước thải vào nguồn tiếp nhận cho nhà máy Giầy da Thái Bình của Bên A theo đúng quy định của pháp luật với Công ty TNHH Nam Hoa; giá trị hợp đồng 4,95 tỷ đồng.
– Công ty CP cơ khí và vật liệu xây dựng Thanh Phúc ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ: Hệ thống cấp xi măng cát đá tự động; Hệ thống gầu kíp tải, trộn, cấp liệu theo máy chính; Hệ thống máy chia liệu, nạp liệu, hôp chứa khay, máy nạp khay, băng tải, robot gắp xếp sản phẩm với Công ty CP Xi măng Cao Ngạn. Giá trị hợp đồng 3,76 tỷ đồng.

  1. Truyền thông về vai trò của hoạt động Techdemo:

Xây dựng và phát sóng các chương trình/bản tin phổ biến, đưa tin, viết bài về các hoạt động/sự kiện trên 100 đầu báo, tạp chí (báo giấy, báo điện tử) ở trung ương và địa phương; các phóng sự trên Đài truyền hình Trung ương và địa phương.

3.Các công nghệ đươc kết nối như: công nghệ Rào chắn dạng xoay, hàng rào an toàn trong thi công đường bộ; Công nghệ tiết kiệm điện năng tiêu thụ dựa trên nguyên lý làm mịn tần số dòng, triệt tiêu sóng hài; công nghệ Ngôn ngữ và nền tảng V-SYS cho các hệ thống thông minh “Internet of Thing”; công nghệ tăng cường thực tế ảo cho phép con người tương tác với thế giới thực thông qua một môi trường ảo được mô phỏng trên một thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, tablet,..) Công nghệ phân tách màng phẳng ứng dụng trong xử lý nước thải công nghiệp, đây là thế hệ công nghệ xử lý nước thải thứ 3 và cũng là thế hệ công nghệ xử lý nước thải mới nhất hiện nay; Giải pháp quản lý nguồn nước dựa trên nền tảng IoT, đây là giải pháp tổng thể quản lý theo thời gian thực các thông số của nguồn nước như lưu lượng, chất lượng nguồn nước, tình trạng hoạt động của hệ thống trang thiết bị; công nghệ tăng cường thực tế ảo cho phép con người tương tác với thế giới thực thông qua một môi trường ảo được mô phỏng trên một thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, tablet,..), công nghệ có khả năng ứng dụng trong các ngành như: Bán lẻ, thiết kế nội thất, giáo dục,…

Theo Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Đà Nẵng

You might also like
Leave A Reply

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Lễ hội du lịch Golf Đà Nẵng 2023
close-link
​​​