Khám phá những điểm độc đáo tại Hội An

Di Dao Quanh Pho Co Hoi An 09
631

Hội An – chỉ cách Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam, là vùng đất có nhiều điều kiện địa lý, tự nhiện thuận lợi. Hội An còn có bề dành lịch sử, văn hóa lâu đời được kết tinh qua nhiều thời đại. Chính vì thế, ngày 04/12/1999, tổ chức UNESCO đã ra quyết định công nhận phố cổ Hội An là Di tích Văn hóa thế giới.

Nhờ có các yếu tố thuận lợi trong và ngoài nước, sau thế kỷ XV, thương cảng Hội An được hình thành. Đến thế kỷ XVII-XVIII, Hội An trở thành một đô thị – thương cảng phồn thịnh. Các thương thuyền Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Xiêm La, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Philippines… đã cập bến đến buôn bán ở Hội An. Trong đó, người Hoa đóng một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở Hội An thời bấy giờ.

Trong quá trình sinh sống, người Hoa đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc có giá trị mà nổi bật là những hội quán tại Hội An để làm nơi sinh hoạt đồng hương, thờ cúng các vị thần bảo trợ và những bậc tiền hiền của từng bang. Hiện nay, trong khu phố cổ Hội An còn 5 hội quán của người Hoa đó là: Trung Hoa Hội Quán, Phước Kiến Hội Quán, Triều Châu Hội Quán, Quỳnh Phủ Hội Quán, Quảng Triệu Hội Quán.

Ngày nay, những hội quán này vẫn còn được giữ gìn cẩn thận và trở thành điểm tham quan nổi tiếng của Hội An… Trong bài viết này, hãy cùng Danang FantastiCity tham quan Trung Hoa Hội Quán và  Quỳnh Phủ Hội Quán qua bộ ảnh của bạn Huỳnh Ngọc Duy Nguyên nhé.

Trung Hoa Hội Quán (còn gọi là Dương Thương Hội quán, Chùa Bà, Chùa Ngũ Bang, trường Lễ Nghĩa,…) toạ lạc ngay tại trung tâm khu phố cổ Hội An (số 64 Trần Phú), mặt nhìn ra hướng sông Hoài.

Theo các văn bia và tư liệu Hán – Nôm hiện đang tồn tại cho biết hội quán này được xây dựng vào khoảng năm 1741, đến nay công trình này đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng cơ bản vẫn giữ nguyên gốc theo lối kiến trúc nguyên thuỷ ban đầu.

Trung Hoa Hoi Quan 64 Tran Phu Hoi An Trung Tam Hoa Van Le Nghia 05

Trung Hoa Hoi Quan 64 Tran Phu Hoi An Trung Tam Hoa Van Le Nghia 04

Sau tiền điện là khoảng sân rộng được lát đá và trang trí nhiều cây cảnh, hoa lá. Phía Đông và Tây của sân có hai dãy nhà dài là tả vu và hữu vu. Trước đây, hai dãy nhà này được người Hoa sử dụng làm nơi giảng dạy tiếng Hoa các cấp sơ – trung học cho con em của họ, vì vậy nơi đây còn có tên là Trung Hoa công học hay trường Lễ nghĩa.

Quynh Phu Hoi Quan Hoi An 03

Quỳnh Phủ Hội Quán (còn gọi là hội quán Hải Nam, chùa Hải Nam) tọa lạc số 10 Trần Phú. Theo các tài liệu hiện còn lưu giữ tại hội quán cho biết công trình này được xây dựng vào khoảng năm 1875 và đại trùng tu vào năm 1931.

Quynh Phu Hoi Quan Hoi An 02

Một số tư liệu có ghi chép rằng vào thời nhà Nguyễn có một 108 thuỷ thủ người Hải Nam đi buôn gặp gió tấp thuyền vào lánh nạn tại cửa biển Thị Nại (Quy Nhơn), bị quan quân nhà Nguyễn tưởng nhầm là tàu của giặc cướp nên đã nã đại bác bắn chìm thuyền, 108 người tử nạn oan uổng. Sau khi điều tra rõ sự tình, vua Tự Đức sắc phong họ là “Nghĩa Liệt Chiêu Ứng”, cho phép xây đền thờ cúng để an ủi linh hồn…

Di Dao Quanh Pho Co Hoi An

Trong bộ ảnh lần này, tác giả còn giới thiệu một trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến Hội An đó chính là: Đi dạo xung quanh phố Hội. Thật tuyệt vời khi được dạo bước trên những con đường nhỏ là những ngôi nhà tường vàng, cửa gỗ, mái đỏ rêu phong có tuổi đời lên đến hàng trăm năm được tô điểm bằng những hàng đèn lồng rực rỡ sắc màu.

Di Dao Quanh Pho Co Hoi An 01

Di Dao Quanh Pho Co Hoi An 02

Di Dao Quanh Pho Co Hoi An 06

Di Dao Quanh Pho Co Hoi An 03

Khung cảnh bình yên được tác giả chụp tại đường Trần Phú và Phan Bội Chau sẽ khiến bạn nhẹ nhàng, thư giãn, thoải mái hơn bao giờ hết, hãy bỏ lại hết tất cả những muộn phiền trong cuộc sống, sống chậm hơn khi dạo bước trên phố cổ.

Thuỳ Mai

You might also like

Comments are closed.

Lễ hội du lịch Golf Đà Nẵng 2023
close-link
​​​