Đối thoại chính sách cao cấp về An ninh lương thực và Nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong khuôn kh? “Tu?n l? An ninh luong th?c và Ð?i tho?i chính sách cao c?p v? An ninh luong th?c và nông nghi?p b?n v?ng thích ?ng v?i bi?n d?i khí h?u”, sáng 25/8/2017, t?i thành ph? C?n Tho di?n ra Ð?i tho?i chính sách cao c?p v? Tang cu?ng An ninh luong th?c và Nông nghi?p b?n v?ng ?ng phó v?i Bi?n d?i khí h?u. Phó Th? tu?ng Chính ph? Tr?nh Ðình Dung d?n d? và phát bi?u chào m?ng h?i ngh?. Trong ?nh: Phó Th? tu?ng Chính ph? Tr?nh Ðình Dung phát bi?u chào m?ng h?i ngh?. ?nh: Thanh Vu-TTXVN
0 369

Ngày hôm nay, 25/8, đã diễn ra Đối thoại chính sách cao cấp về ANLT và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Tuần lễ An ninh lương thực (ANLT) tại thành phố Cần Thơ, từ ngày 18 – 25/8/2017 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Trịnh Đình Dũng đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại.

Apec-2017-doi-thoai-chinh-sach-cao-cap-ve-ninh-luong-thuc-va-nong-nghiep-ben-vung-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau

Tham dự Đối thoại còn có các Bộ trưởng, Lãnh đạo cấp Bộ của một số nền kinh tế thành viên, Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC, Lãnh đạo của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) và Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC).

Phát biểu định hướng Đối thoại, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng khẳng định APEC đã và đang khẳng định vị thế là diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực lớn nhất trên thế giới, có tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của các nền kinh tế thành viên, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp”. Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ, “Trong những năm qua, các nền kinh tế của APEC đã có những bước chuyển lớn về nông nghiệp và an ninh lương thực”. Tuy nhiên, tình hình mới đang mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nền kinh tế APEC trong việc đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp bền vững.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh “APEC gồm các nền kinh tế có nền nông nghiệp phát triển và đang phát triển, có điều kiện thuận lợi để liên kết, hình thành các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị nông sản, thực phẩm trong khu vực. Tuy nhiên, sự khác biệt về trình độ sản xuất, nguồn lực và công nghệ đang tạo ra các rào cản cho sự phát triển chung, đòi hỏi các nền kinh tế thành viên cần tăng cường hợp tác, tìm kiếm các giải pháp tối ưu hướng tới nền nông nghiệp xanh bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và đổi mới công nghệ trong sản xuất nông nghiệp”.

Apec-2017-doi-thoai-chinh-sach-cao-cap-ve-ninh-luong-thuc-va-nong-nghiep-ben-vung-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau

Sau phát biểu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã có bài phát biểu khai mạc, trong đó nêu rõ “Đối thoại chính sách cao cấp về An ninh lương thực và Nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu” được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ An ninh lương thực APEC là cơ hội để cho các lãnh đạo cấp cao, phụ trách sản xuất lương thực và nông nghiệp của các nền kinh tế APEC tăng cường các cam kết hợp tác sâu rộng và toàn diện, hướng tới phát triển nền nông nghiệp bền vững, thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý thất thoát thực phẩm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”.

Bộ trưởng cũng bày tỏ tin tưởng, các tài liệu được thảo luận, xem xét và thông qua tại Đối thoại sẽ “định hướng các hoạt động hợp tác khu vực và thể hiện nỗ lực của các nền kinh tế thành viên chung tay xây dựng một khu vực APEC phát triển thịnh vượng, người dân được đảm bảo sinh kế, an ninh lương thực và dinh dưỡng, tự cường và thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu.”

Sau gần một ngày họp, các Bộ trưởng và Lãnh đạo ngành nông nghiệp của các nền kinh tế APEC đã thông qua ba văn kiện quan trọng, gồm: Tuyên bố Cần Thơ về Tăng cường ANLT và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu; Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình khung nhiều năm của APEC về ANLT và BĐKH (MYAP); và Kế hoạch hành động thực hiện Khung chiến lược APEC về phát triển nông thôn-đô thị bền vững để tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng.

Những văn bản này sẽ góp phần thúc đẩy các nỗ lực chung của APEC về xóa đói nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp bền vững, sử dụng và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, thuận lợi hóa thương mại, thúc đẩy kết nối các chuỗi cung ứng, quản lý thất thoát và lãng phí lương thực…  Đây cũng là những mục tiêu dài hạn các thành viên APEC đã đề ra tại Lộ trình an ninh lương thực và các Mục tiêu Bô-go đến năm 2020.

Tuần lễ An ninh lương thực và Đối thoại cũng là hoạt động quan trọng nhất trong Năm APEC 2017 nhằm cụ thể hóa ưu tiên “Tăng cường an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu”. Đây cũng là đóng góp tích cực của các thành viên trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc.

Apec-2017-doi-thoai-chinh-sach-cao-cap-ve-ninh-luong-thuc-va-nong-nghiep-ben-vung-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau

Đối thoại đã khép lại Tuần lễ An ninh lương thực với 17 hoạt động diễn ra sôi nổi từ ngày 18-25/8 với sự tham dự của gần 700 đại biểu đến từ các thành viên APEC, các tổ chức quốc tế, cơ quan nghiên cứu, và các doanh nghiệp trong nước và khu vực.

Trong dịp này, thành phố Cần Thơ đã chào đón các đại biểu APEC với nhiều hoạt động phong phú và sôi động; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các các doanh nghiệp, viện nghiên cứu và các cơ sở sản xuất của Việt Nam kết nối với các đối tác trong APEC; đồng thời giới thiệu tới bạn bè quốc tế những nét văn hóa đặc sắc và những sản phẩm đặc trưng của miền Tây Nam Bộ nói riêng và của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.

Apec2017.vn

You might also like
Leave A Reply

Your email address will not be published.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Lễ hội du lịch Golf Đà Nẵng 2023
close-link
​​​